Dịch:

Sep 30, 2016

Xây Dựng Phần Mềm Quản Lý Thư Viện Trường Sỹ Quan Thông Tin

Để tài báo cáo tốt nghiệm xây dựng phần mềm quản lý thư viện Trường Sỹ Quan Thông Tin

Để tài báo cáo tốt nghiệm xây dựng phần mềm quản lý thư viện Trường Sỹ Quan Thông Tin

LỜI NÓI ĐẦU 

Ngành công nghệ thông tin (CNTT) trong những năm gần đây đã có những bước phát triển vượt bậc trên thế giới cũng như trong nước. CNTT đã góp phần rất lớn cho sự phát triển kinh tế của nước ta trong thời kì đổi mới. Chính vì thế nhu cầu tin học hóa các chương trình quản lý trong các lĩnh vực hiện đang rất lớn trong đó có trường đại học Bac Liêu của chúng ta.

    Trong ứng dụng tin học trong công tác quản lý đã phát triển mạnh mẽ giúp cho công tác quản lý ngày càng trở lên hiệu quả hơn như nâng cao hiệu suất trong công việc, đưa ra các báo cáo, các số liệu thống kê một cách nhanh chóng chính xác và kịp thời. Đồng thời nhờ có việc ứng dụng tin học dẫ tiết kiệm được rất nhiều thời gian, công sức của con người,nó làm giảm nhẹ bộ máy quản lý vốn rất cồng kềnh từ trước tới nay. Trong quá trình học tập em thấy hệ thống thư viện ngày càng gần gũi với học sinh sinh viên trong trường tư việc mượn trả sách đến viện đọc sách trong thư viện cũng là cách học hết sức bổ ích.

   Với đề tài " Chương trình Quản Lý Thư Viện Trường Sỷ Quan Thông Tin" em đã xây dựng một chương trình khảo sát hoàn chỉnh nhằm đáp ứng nhu cầu quản lý cũng như tìm kiếm cho người sử dụng.

   Sau đây sẽ là chương trình khảo sát của em về mô hình hệ thống thư viện của Trường Sỷ Quan Thông Tin. Chương trình đã được khảo sát thực trên, về mặt mô hình quản lý thư viện của nhà trường.

Đây là lần đầu tiên em thiết kế một hệ thống thực tế, với sự hiểu biết và kinh nghiệm chưa nhiều nên chắc chắn không tránh khỏi những sai sót và điểm chưa hợp lý. Em mong thầy, cô bổ sung góp ý để hệ thống được hoàn chỉnh hơn.

Em xin chân thành cảm ơn!

MỤC LỤC

CHƯƠNG I: KHẢO SÁT HỆ THỐNG QUẢN LÝ THƯ VIỆN
1.1 Khảo sát hiện trạng
1.1.1 Mô tả bằng lời
1.1.2. Mượn sách
1.1.3. Trả sách
1.2. Phát sinh báo cáo thông kê
1.3 Công cụ phát triểu ứng dụng
1.3.1 Giới thiệu về ngôn ngử lập trình C#
1.3.2  Giới thiệu về .NET Framework
1.3.3  SQL Server.CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG`
2.1 Mô Hình Phân Cấp Chức Năng(DFD)
2.2 Các cức năng chính của hệ thống
2.3 Mô hình luồng dữ liệu(DFD)
2.3.1.Mô hình mức khung cảnh:
2.3.2.Mô hình mức tổng quát:
2.3.Mô hình mức chi tiết:
2.3.1.Chức năng quản lý Sách :
2.3.2.Chức năng quản lý mượn sách :
2.3.3.Chức năng quản lý trả sách:
2.3.4.Chức năng quản lý sinh viên
2.4 Mô hình liên kết thực thể (ERD)
CHƯƠNG III: THIẾT KẾ GIAO DIỆN PHẦN MỀM  QUẢN LÝ THƯ VIỆN
3.1 Giao diện chính của phần mềm
3.2 Giao diện đăng nhập
3.3 Module quản lý
3.3.1 Form thông tin sách
3.3.2 Form mượn sách
3.3.3 Form thẻ thư viện
3.3.4 Form sách mượn
3.3.5 Form sách nhân viên
3.3.6 Form tìm kiếm sách
3.3.7 Form mượn trả sách
3.3.7.1 Quản lý mượn sách
3.3.7.2 Quản lý trả sách
3.3.8 Form thống kê sách
3.3.9 Form danh sách phiếu
3.3.9.1 Danh sách phiếu mượn
3.3.9.2 Phiếu nhác trả
KẾT LUẬNPHỤ LỤCTÀI LIỆU THAM KHẢO



CHƯƠNG I: KHẢO SÁT HỆ THỐNG QUẢN LÝ THƯ VIỆN

1.1 Khảo sát hiện trạng

1.1.1 Mô tả bằng lời

       Thư viện Trường Đại học Thông Tin Liên Lac có nhu cầu quản lý việc sử  dụng sách của độc giả. Sau đây là phần mô tả theo các nghiệp vụ hàng ngày của  thư viện.
      Người quản lý Thư viện(thủ thư) quản lý các đầu sách, mỗi đầu sách có  một masach để phân biệt với các đầu sách khác. Các đầu sách có cùng một thể  loại(loại sách), Tin học, Chính trị… sẽ có MaLoaiSach để phân biệt với các loại sách khác. Một đầu sách có thể có nhiều bản sao(SoLuong) ứng với đầu sách đó.  Mỗi đầu sách có một trạng thái(TinhTrang) cho biết cuốn sách đó có thể cho  mượn hay không.
Để trở thành độc giả của Thư viện, thì mỗi bạn đọc phải đăng ký và cung  cấp các thông tin cá nhân như: Họ tên, ngày sinh, địa chỉ, lớp, khóa học, cũng  nhưng địa chỉ Email của mình nếu có, kèm theo 2 ảnh(3x4) với lệ phí mà Thư  viện quy định. Sau đó người quản lý sẽ lưu thông tin vào trong sổ dữ liệu quản lý độc giả của Thư viện rồi giao cho độc giả 1 giấy hẹn ngày đến lấy thẻ độc  giả Thư viện, ngày đó thủ thư sẽ cấp cho bạn 1 thẻ từ, trên đó có mã số thẻ  chính là mã độc giả để phân biệt độc giả này với độc giả khác. Thẻ này có giá  trị theo tháng ho   c theo năm do Thặư viện quy đinh. Mỗi tuần trước ngày hết hạn  thẻ, thủ thư sẽ thông báo cho bạn đọc biết để đến gia hạn thêm.
Thư viện làm các áp phích sách gồm các thông tin sau: mã sách, tên sách,  loại sách, tên tác giả, nhà xuất bản, năm xuất bản, số trang, số lượng, tóm tắt  nội dụng. Sinh viên có thể tra cứu tìm kiếm sách bằng thông tin liên quan tới  sách qua phích sách.
1.1.2. Mượn sách
          Sinh viên muốn đăng ký mượn sách thì tra cứu phích sách rồi ghi vào  phiếu yêu cầu mượn. Khi mượn sách sinh viên phải sử dụng thẻ Thư viện chứ  các thông tin như: mã thẻ, họ tên, ngày sinh, địa chỉ, lớp, khóa học của sinh viên  và phiếu mượn đến quầy gặp trực tiếp thủ thư, thủ thư nhập thông tin độc giả  đó và chương trình hiện thị thông tin liên quan về bạn đọc đó như: Họ tên, ngày 


sinh, địa chỉ, lớp, khóa học, địa chỉ Email nếu có và ngày hết hạn thẻ. Nếu thẻ  nào sắp hết hạn hay đã hết hạn thì chương trình cũng sẽ cảnh báo thẻ đó. Ngoài ra, chương trình còn hiển thị thông tin về việc mượn trả sách của sinh viên bao gồm: tên sách, ngày trả, ngày đến hạn phải trả sách theo thứ tự sách nào mượn lâu nhất trước. nhưng sách nào quá hạn mượn hay gần đến hạn sẽ được đánh dấu để làm nổi bật thông tin cho thủ thư  biết.
Nếu tất cả thông tin về thẻ của sinh viên hợp lệ thì thủ thư sẽ cho mượn sách và đưa cho sinh viên phiếu mượn sách đồng thời thủ thư sẽ nhập thông tin vào sổ mượn như: mã phiếu mượn, tên sinh viên, tên sách…Sau đó chương trình sẽ xuất hiện thông tin về hạn trả. Mỗi cuốn sách có thể được mượn theo ngày hoặc theo tháng do ngặười quản lý quy định.
          Nếu sinh viên muốn mượn một cuốn sách, nhưng cuốn sách này bạn đọc khác đang mượn, thì người này có thể đăng ký và chờ. Khi cuốn sách đó được trả về, thì thủ thư sẽ thông báo đến bạn đọc đăng ký trước nhất trong danh sách những bạn đọc đang chờ mượn sách đó. Thủ thư tại một thời điểm bất kỳ, có thể xác định có bao nhiêu cuốn ứng với một loại sách đang được mượn hay đang đăng ký.

1.1.3. Trả sách
          Khi sách được trả, thủ thư nhập số phiếu mượn, thông tin liên quan tới sinh viên, sách đó hiển thị và ngày đến hạn trả sách xuất hiện trên màn hình.
          Thủ thư kiểm tra tình trạng sách, nếu có hư hại, mất thì sinh viên nộp tiền phạt theo quy định. Sau khi sinh viên trả sách việc trả sách được ghi nhận vào dòng ngày trả trên phiếu mượn, thủ thư sẽ cập nhật lại trạng thái của đầu sách và lưu lại phiếu mượn để theo dõi.
       Nếu quá ngày đến hạn trả sách(hạn trả) mà sách vẫn chưa được trả, thì thủ thư sẽ gửi thông báo nhắc nhở sinh viên đó trả sách.

1.2. Phát sinh báo cáo thông kê

       Để quản lý Thư viện được tốt thì thủ thư thường muốn biết các thông tin thông kê sau như:
    -   Có bao nhiêu phiếu mượn sách của Thư viện trong năm qua?
    -  Những cuốn sách nào hay được mượn?

1.3 Công cụ phát triểu ứngdụng

1.3.1  Giới thiệu về .NET Framework

.NET Framework là một thư viện class có thể được sử dụng với một ngôn ngữ.NET để thực thi các việc từ thao tác chuỗi cho đến phát sinh ra các trang web động (ASP.NET), phân tích XML và reflection..NET Framework được tổ chức thành tập hợp các namespace, nhóm các class có cùng chức năng lại với nhau, ví dụ như System.Drawing cho đồ hoạ, System.Collections cho cấu trúc dữ liệu và System.Windows.Forms cho hệ thống Windows Forms.
Cấp cao hơn nữa được cung cấp bởi khái niệm này là assembly. Một assembly là một file hoặc nhiều file được liên kết với nhau (thông qua file al.exe), chứa đựng nhiều namespace và object. Các chương trình cần các lớp để thực thi một chức năng đặc biệt nào đó sẽ tham chiếu các assembly chẳng hạn như System.Drawing.dll và System.Windows.Forms.dll cũng như các core library (lưu trong file mscorlib.dll).

1.3.2 Giới thiệu vềngôn ngử lập trình C#

C# là một ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng được phát triển bởi Microsoft, là phần khởi đầu cho kế hoạch .NET của họ. Tên của ngôn ngữ bao gồm ký tự thăng theo Microsoft nhưng theo ECMA  C#, chỉ bao gồm dấu số thường. Microsoft phát triển C# dựa trên C++  Java. C# được miêu tả là ngôn ngữ có được sự cân bằng giữa C++,Visual Basic, Delphi và Java.
C# được thiết kế chủ yếu bởi Anders Hejlsberg kiến trúc sư phần mềm nổi tiếng với các sản phẩm Turbo Pascal, Delphi, J++, WFC.
C#, theo một hướng nào đó, là ngôn ngữ lập trình phản ánh trực tiếp nhất đến.NET Framework mà tất cả các chương trình.NET chạy, và nó phụ thuộc mạnh mẽ vào Framework này. Mọi dữ liệu cơ sở đều là đối tượng, được cấp phát và hủy bỏ bởi trình dọn rác Garbage-Collector (GC), và nhiều kiểu trừu tượng khác chẳng hạn như class, delegate, interface, exception, v.v, phản ánh rõ ràng những đặc trưng của.NET runtime.
So sánh với C và C++, ngôn ngữ này bị giới hạn và được nâng cao ở một vài đặc điểm nào đó, nhưng không bao gồm các giới hạn sau đây:
·Các con trỏ chỉ có thể được sử dụng trong chế độ không an toàn. Hầu hết các đối tượng được tham chiếu an toàn, và các phép tính đều được kiểm tra tràn bộ đệm. Các con trỏ chỉ được sử dụng để gọi các loại kiểu giá trị; còn những đối tượng thuộc bộ thu rác (garbage-collector) thì chỉ được gọi bằng cách tham chiếu.
·Các đối tượng không thể được giải phóng tường minh.
·Chỉ có đơn kế thừa, nhưng có thể cài đặt nhiều interface trừu tượng (abstract interfaces). Chức năng này làm đơn giản hóa sự thực thi của thời gian thực thi.
·C# thì an-toàn-kiểu (typesafe) hơn C++.
·Cú pháp khai báo mảng khác nhau("int[] a = new int[5]" thay vì "int a[5]").
·Kiểu thứ tự được thay thế bằng tên miền không gian (namespace).
·C# không có tiêu bản.
·Có thêm Properties, các phương pháp có thể gọi các Properties để truy cập dữ liệu.
·Có reflection.

1.3.3  SQL Server.

Khái niệm.
SQL Server là một hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu (Relational Database Management System (RDBMS) ) sử dụng Transact-SQL để trao đổi dữ liệu giữa Client computer và SQL Server computer. Một RDBMS bao gồm databases, database engine và các ứng dụng dùng để quản lý dữ liệu và các bộ phận khác nhau trong RDBMS.
SQL Server được tối ưu để có thể chạy trên môi trường cơ sở dữ liệu rất lớn (Very Large Database Environment) lên đến Tera-Byte và có thể phục vụ cùng lúc cho hàng ngàn user. SQL Server 2000 có thể kết hợp "ăn ý" với các server khác như Microsoft Internet Information Server (IIS), E-Commerce Server, Proxy Server....
Công dụng chính của SQL là chọn lọc một số cột nhất định trong bảng dữ liệu Thường ta không sử dụng tất cả các thông tin của bảng cùng một lúc. Có thể dùng SQL để tách ra chỉ những cột cần thiết mà thôi.
Lọc các bản ghi theo những tiêu chuẩn khác nhau: như tách riêng các hoá đơn của một khách hàng nào đó, hay in danh sách nhân viên chỉ của một vài phòng ban...
Sắp xếp các bản ghi theo những tiêu chuẩn khác nhau: Mỗi loại báo cáo thường có yêu cầu sắp xếp các bản ghi theo những cột khác nhau để tiện cho việc theo dõi.
Có báo cáo thống kê sắp xếp theo khách hàng, báo cáo khác lại sắp xếp theo mặt hàng được bán, mặc dù tất cả thông tin nằm trong cùng một bảng Bán hàng. Ta có thể thực hiện sắp xếp theo một hoặc nhiều cột khác nhau bằng SQL.
Cập nhật, xoá các bản ghi trên toàn bảng theo những điều kiện khác nhau: ví dụ như khi cần xoá toàn bộ các hoá đơn đã phát hành cách đây 5 năm...
Kết hợp hai hay nhiều bảng theo chiều ngang: Trong CSDL, mỗi bảng lưu trữ thông tin về một đối tượng và các bảng liên hệ với nhau qua các trường khoá. Dùng SQL để thực hiện việc kết hợp các bảng này với nhau thông qua các trường khoá như ở ví dụ trên để có được bảng kết quả theo yêu cầu.
Nối hai hay nhiều bảng theo chiều dọc: khi dữ liệu rất lớn hoặc phân tán ở nhiều nơi ta có thể phải quản lý nhiều bảng theo cùng một mẫu, như mỗi bảng cho một quý, tháng hoặc một công ty. Khi cần tổng hợp dữ liệu của cả năm hoặc của cả tổng công ty ta có thể dùng SQL để nối các bảng lại với nhau.
Tạo bảng mới, thay đổi cấu trúc bảng đã có: phục vụ cho việc lập trình.
Thực hiện các phép tính toán thống kê theo từng nhóm: tổng, trung bình, max, min...
Đây là chức năng thường xuyên được sử dụng để tổng hợp thông tin trước khi in báo cáo như tính tổng số lượng của từng mặt hàng, số hàng đã bán cho từng khách hàng...
Kết nối với dữ liệu trên máy chủ (Server): Khi kho dữ liệu được tập trung trên máy chủ trong MS SQL Server hay Oracle ... ta phải dùng lệnh SQL để trực tiếp thâm nhập vào cơ sở dữ liệu.
Kết hợp các trang Web với CSDL bằng lệnh SQL.

Ưu và Nhược điểm của SQL.

Ưu điểm.
Câu lệnh đơn giản, dễ nhớ, dễ sử dụng và rất ngắn gọn.
Tốc độ rất cao do được tối ưu hoá với những công nghệ mới.
Khả năng thực hiện những yêu cầu phức tạp của công việc...
Nếu đã thành thạo lập trình xử lý các công việc, bạn nên tiết kiệm thời gian và sức lực bằng cách sử dụng SQL.
Câu lệnh SQL ngắn gọn và đơn giản hơn thì khả năng mắc lỗi ít hơn và tốc độ vận hành nhanh hơn. Trong các ngôn ngữ như Visual Foxpro hay Access bạn được cung cấp công cụ trực quan để tạo ra Query - câu lệnh SQL được ghi lại độc lập. Sử dụng các công cụ tạo Query bạn có thể không cần phải nắm vững cú pháp câu lệnh SQL mà vẫn tạo được các Query phức tạp. Sau khi tạo xong câu lệnh, SQL sẽ được tự động sinh ra và bạn có thể sao chép dùng vào nhiều việc khác.

Nhược điểm.
Có thể bạn đang tự hỏi nếu SQL đúng là vạn năng như vậy sao không dùng một mình SQL để xử lý dữ liệu mà vẫn còn phải dùng các công cụ lập trình khác. Tuy SQL có nhiều khả năng nhưng trong một số trường hợp cụ thể vẫn phải dùng kết hợp với những công cụ lập trình khác để có được hiệu quả tối đa. Ví dụ như khi bạn cần phải làm việc với từng bản ghi chứ không phải trên phạm vi toàn bảng, khi bạn đang làm việc với một bản ghi nào đó và muốn chuyển sang làm việc với một bản ghi ở sau nó, hoặc bạn muốn có được các thông tin về cấu trúc một bảng (tên cột, kiểu dữ liệu, có khả năng cập nhật không...).

CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH THIẾTKẾ HỆ THỐNG

2.1 Mô Hình Phân Cấp Chức Năng(DFD)

Mô hình phân cấp chứ năng dfd trường sỹ quan thông tin
Bảng 1: MÔ hình chức năng

2.2Các chức năng chính của hệ thống

1.Nhóm chức năng quản lý đầu sách
§   Xem danh mục các đầu sách hiện có
§   Thêm, sửa, xóa thông tin đầu sách
§   Cập nhật thông tin đầu sách
2.Nhóm chức năng quản lý thông tin sinh viên : 
§   Xem danh sách sinh viên
§   Thêm, sửa, xóa thông tin sinh viên
§   Cập nhật thông tin sinh viên
3.Nhóm chức năng quản lý thông tin mượn – trả sách
§   Xem thông tin mượn – trả sách hiện thời
§   Thêm, sửa, xóa thông tin mượn – trả sách
§   Cập nhật thông tin sách đến hạn trả
5. Báo cáo, thống kê

2.3 Mô hình luồng dữ liệu(DFD)

2.3.1.Mô hình mức khung cảnh:

Mô hình luồng dữ liệu ở mức khung cảnh của trường sỹ quan thông tin
Bảng 2: Mức khung cảnh

2.3.2.Mô hình mức tổng quát:

Mô hình mức tổng quát của trường sỹ quan thông tin
Mô hình mức tổng quát của trường sỹ quan thông tin

3.1Giao diện chính của phần mềm

giao diện phần mềm quản lý thư viện trường sỹ quan thông tin nha trang
Giao diện phần mềm quản lý thư viện trường sỹ quan thông tin nha trang

3.2 Module quản lý

Giao diện quản lý phần mềm quản lý thư viện trường đại học thông tin liên lạc nha trang
Giao diện quản lý phần mềm quản lý thư viện trường đại học thông tin liên lạc

Giao diện danh mục sách mượn phần mềm quản lý thư viện trường đại học thông tin liên lạc
Giao diện danh mục sách mượn phần mềm quản lý thư viện trường đại học thông tin liên lạc

Giao diện thẻ thư viện phần mềm quản lý thư viện trường đại học thông tin liên lạc
Giao diện thẻ thư viện phần mềm quản lý thư viện trường đại học thông tin liên lạc

Giao diện danh mục sách nhân viên phần mềm quản lý thư viện trường đại học thông tin liên lạc
Giao diện danh mục sách nhân viên phần mềm quản lý thư viện trường đại học thông tin liên lạc
Giao diện thông kê danh sách phần mềm quản lý thư viện trường đại học thông tin liên lạc
Giao diện thông kê danh sách phần mềm quản lý thư viện trường đại học thông tin liên lạc
Liên hệ ngay để được hỗ trợ:
Điện thoại: 0976 148 368  – 0974.248.842
Email: citechnhatrang@gmail.com

Đăng ký trực tiếp tại:
Trung Tâm Đào Tạo CNTT CITECH 
Địa chỉ: Số 09 (Số 148B cũ), đường Mai Xuân Thưởng, P. Vĩnh Hải, TP. Nha Trang

(Đối diện sân Tennis - Trường ĐH Thông tin liên lạc)

CITECH Educations

Trung Tâm Đào Tạo CNTT

Chuyên Đào tạo: Thiết kế quảng cáo, Chuyên viên Photoshop, Quản trị mạng doanh nghiệp, SEO - Marketing Online tại Nha Trang, Khánh Hòa.

0 nhận xét:

Post a Comment